CÁI TÔI ĐÁNG GHÉT!
Ranh ngôn thì như thế, còn ta nghĩ
sao đây?
Xưa kia, ông bà ta dạy phải khiêm
tốn, không kiêu ngạo, không khoe khoang, mình giỏi, có người còn tài năng hơn,
dĩ nhiên, mình đâu thể giỏi hết về mọi phương diện.
Theo tôi, sự khiêm tốn quá mức cần
thiết được xem như quá kín đáo, giữ riêng những cái mình biết, không muốn nói
ra, không muốn chia sẻ hay hướng dẫn cho ai, khiêm tốn như thế còn hơn ích kỹ.
Còn không khoe khoang hay cực đoan hơn là sợ người ta biết mình tài năng, ôm ấp
riêng cái mình hiểu biết, như vậy có đúng hay không, hay dần dần mình sẽ mất đi
sự tự tin, ít tâm sự với ai, ít bàn bạc nói chuyện, lúc nào cũng dè dặt, sợ
hãi, dẫn tới nỗi buồn riêng mình, có khi còn mắc chứng trầm cảm nữa.
Trường hợp một sinh viên, bỏ ngang
không học đại học theo ý cha mẹ, mà học đàn và trở nên một tay pianonist tuyệt
vời, sau cha mẹ biết được, giận hờn và từ bỏ, như vậy có đúng hay không? Cha mẹ
chỉ muốn bắt con cái làm theo sự sắp đặt của mình, mà không quan tâm gì đến khả
năng và sự đam mê của con mình. Cái tôi quá thực tế của cha mẹ có đáng ghét không? Bao giờ các vị ấy mới
hiểu ra và cảm thông được với con mình chứ!
Cậu bé của tôi hát hay đàn giỏi,
ba cậu không cho theo nghề vì sợ môi trường làm việc làm hư hỏng cậu, cậu đã cố
gắng học để lấy được bằng kỹ sư tin học. Và bây giờ vừa đi làm thỉnh thoảng lại
đi ca hát, người cha cũng rất vui vì đứa con trai của mình.
Môi trường cũng góp phần không nhỏ
về việc phát huy tài năng của mỗi con người.
Bạn hãy nhìn xem, một nơi làm việc
hiện đại, một kỹ sư có thể vừa làm việc và vừa hướng dẫn cho người khác, chuyện
đó rất bình thường. Bây giờ ta đem một nhà hiền triết đặt giữa những người nông
dân chân chất, khi ông ấy nói thì ai nghe ai hiểu đây? Vậy là nhà hiền triết
kia phải im lặng giữa đám người thật thà chất phác ấy.(Chuyện tréo cẳng ngỗng
vậy ai mà làm được nhỉ!)
Ở vùng quê xa, người ta hô hào đón
nhân tài về làm việc cho tỉnh nhà, vậy mà có những chuyện cười ra nước mắt, một
cô kỹ sư về quê mình, xin việc thì nơi này đùn đẩy cho nơi khác, rốt cuộc cô
đành thất nghiệp, về ăn bám gia đình. (Là nguyên nhân của bao nhiêu trường hợp
phải bỏ quê nhà lên thành phố sinh sống!)
Theo tôi các vị có chức quyền các
địa phương ấy, mãi ôm lấy cái tôi dốt nát của mình, sợ quản lý không nổi những
con người có tài (?)đó là cảm nghĩ của riêng tôi, tôi chắc không sai nhiều đâu!
Trong xã hội muôn màu muôn vẻ này,
người ta phải chia sẻ sự hiểu biết của mình để cuộc sống càng ngày càng cao
hơn, và tài năng của một người không phải đem giấu đi mà phải đóng góp vào, tạo
ra của cải vật chất cho xã hội. Khả năng của mỗi con người phải được đặt đứng
chổ của mình, không thể bắt một anh phi công về lái máy cày, hay ngồi ở văn
phòng để hạch toán kinh tế, đặt một con người không đúng chổ của mình, họ không
phát huy hết khả năng và nhiệt tình, có khi còn làm hỏng việc, đó là lãng phí
chất xám và làm thiệt hại cho xã hội!
Mạn đàm xa lề một chút nhé, tôi
biết ở nhiều bệnh viện, những bác sĩ tài năng thường không được làm chuyên môn
mà người ta đặt họ lên những chức vụ cao như Trưởng phòng, giám đốc hay phó
giám đốc gì đó…tôi thấy đáng tiếc, các bạn nghĩ sao?
Vậy cái tôi có thực sự đáng ghét
không? Theo tôi hãy chia sẻ những hiểu biết của mình cho người khác, (dỉ nhiên
có những thứ như bản quyền một công trình…phải giữ riêng cho mình chứ!) hãy
cùng làm việc, cùng vui chơi, đừng mặc cảm cũng đừng ngại chia sẻ những vui
buồn, như thế chúng ta sẽ có nhiều bạn bè hiểu ta hơn. Và bây giờ như ta thấy
đó, cái tôi đâu thực sự đáng ghét, mà cái tôi thật thà có khi mang đến cho
chúng ta những tình cảm đáng quý nữa.
Sóc Tím.
(06/11/2010)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]