Nhạc sĩ với nhà thơ.
Một bản nhạc
thường có vần có điệu như một bài thơ, có phải nhạc sĩ làm thơ trước rồi mới phổ
nhạc? Thơ được viết lên từ tình yêu cỏ cây hoa lá hay rung động từ những sự vật
quanh mình; chim ca suối hát hay nỗi đau niềm nhớ từ trái tim mình. Một bài thơ
hay đi vào lòng người và sống cùng năm tháng, nhưng nếu bài thơ được hát lên
thì nó sẽ sống dài, sống mãi và nhiều người nhớ hơn!
Một bài thơ của
Thảo Phương, nhạc Phú Quang:
“…Nằm
nghe xôn xao tiếng đời
Mà ngỡ ai đó nói cười
Chợt nhớ cánh buồm xưa ấy
Chiều nay cũng bỏ ta đi….”
Thảo Phương đã đi
xa, nhưng “Nỗi nhớ mùa đông.”còn ở lại, mãi còn ở lại!
Ta thử nghe Phạm
Duy:
“…Em đến bên tôi
Một chiều khi nắng phai rồi
Nắng ngừng bên chiếc cầu biên giới…”
(Bên cầu biên
giới.)
Hay Văn Cao:
“…Thiên thai, chốn đây hoa xuân chưa gặp
bướm trần gian
Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua
một lần!...”
(Thiên thai.)
Với Nhạc sĩ Văn
Phụng:
“Ô mê ly đời sống với cây đàn
Tình tang tang dạo phố rồi ca vang…”
(Ô mê ly.)
Trịnh Công Sơn với
“Hoa vàng mấy độ”:
“…Em đến nơi này
Vui buồn đi nhé
Đời sẽ trôi xuôi
Qua ghềnh qua suối
Một vết thương thôi
Riêng cho một người…”
Những nhạc sĩ tài
danh như Phạm Duy, Văn Cao, Văn Phụng, Trịnh Công Sơn… và còn nhiều người nữa,
đã rời cõi sống với bao buồn vui, đau khổ, để lại một gia tài thi ca to lớn cho
chúng ta và ngàn sau!
Thuở còn thơ ta
hay ê a:
“Trường làng tôi cây xanh lá vây quanh
Muôn chim hót vang lên, êm đềm
Lên trường tôi, con đê bé xinh xinh
Len qua đám cây xanh, nhẹ lướt…”
Những ngôi trường
trẻ thơ vẫn còn đó nhưng người nhạc sĩ tài ba Phạm Trọng Cầu thì đã đi xa…
Với Lê Uyên
Phương:
“Đưa em xuống phố trưa nay
Đang còn ngất ngất cơn say
Đưa em bước xuống cơn đau
Bên ngoài nắng đã lên mau…”
(Vũng lầy của
chúng ta.)
Bốn câu này có
phải là thơ không, âm điệu nó là như thế!
Hay với Thanh
Tùng:
“Nhớ em giọt mồ hôi giấc trưa
Áo bay trời đổ cơn mưa
Bâng khuâng khi con đang còn nhỏ
Tan ca bố có đón đưa…”
(Một Mình.)
Ai nói những câu
này không phải là thơ chứ!
Thơ và nhạc, quả
là một sự hòa quyện tuyệt vời!
Với “Tiếng đàn
tôi” của NS Phạm Duy:
“…Mênh mông lả ơi
Thuyền về tới bến mơ rồi
Khoan khoan hò ơi
Dìu dặt theo tiếng đàn tôi
Mênh mông lả ơi
Thuyền chờ mong gió lên trời
Mang theo đàn tôi
Chở về đậu bến ngày vui!”
Vẫn với câu hỏi:
“Vậy nhạc sĩ có thể là một nhà thơ không?”
Nhạc sĩ rất yêu
cái đẹp, không chỉ yêu với tình yêu đôi lứa mà là yêu đất nước, con người, yêu
trời xanh mây trắng,…những tiết tấu nhẹ nhàng, lãng mạn, những ca từ rất thơ,
êm ái như thơ, và cũng bi tráng như thơ.
Nhạc sĩ Hoàng Việt
với “Tình Ca”:
“…Em có nghe tiếng ca chứa đựng hận thù sâu
xa
Đã biến tình đôi ta thành những ánh sao toả sáng
Vượt băng băng qua đêm tối tìm hương hoa…”
Đã biến tình đôi ta thành những ánh sao toả sáng
Vượt băng băng qua đêm tối tìm hương hoa…”
Vậy một nhạc sĩ có
thể cũng là một nhà thơ không?
Ta nghe nhạc sĩ Văn
Cao nói về Trịnh Công Sơn:
“Tôi gọi Trịnh
Công Sơn là người thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ
khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ… Sơn viết hồn nhiên như thể cảm
xúc nhạc thơ tự nó trào ra…”
(Trịnh Công Sơn,
người hát rong qua nhiều thế hệ.)
Trong “Ru đời đi
nhé”, nhà “Thơ Ca” viết:
“…Ngoài phố mùa đông đôi môi em là đốm lửa
hồng
Ru đời đi nhé cho ta nương nhờ lúc thở than
Chân đi nằng nặng hoang mang
Ta nghe tịch lặng rơi nhanh dưới khe im
lìm…”
Theo tôi, một nhà
thơ chưa chắc phải là một nhạc sĩ, nhưng một nhạc sĩ thì có thể là một nhà thơ!
Ta kết lại bằng
lời bài hát “Giấc mơ trưa” của nhạc sĩ trẻ Giáng Son nhé!
“…Và gió theo em trôi về con đường..
Và nắng theo em trên dòng sông vắng..
Mùa đã trôi đi trong miền xanh thẳm..
Mùa đã trôi đi những lần em buồn..
Từng dấu chân xưa trên đường em về..
Giờ đã ra hoa những cành hoa vắng..
Người đã đi qua những lời em kể..
Này giấc mơ trưa bao giờ em về?.”
Và nắng theo em trên dòng sông vắng..
Mùa đã trôi đi trong miền xanh thẳm..
Mùa đã trôi đi những lần em buồn..
Từng dấu chân xưa trên đường em về..
Giờ đã ra hoa những cành hoa vắng..
Người đã đi qua những lời em kể..
Này giấc mơ trưa bao giờ em về?.”
Sóc Tím.
(13/06/2013.)